Trong cà tím có nhiều chất để kháng khuẩn và kháng virus, đặc biệt chất Nasunin có trong cà tím có công dụng loại bỏ chất sắt dư thừa trong cơ thể, phòng bệnh tim mạch và ung thư do thừa sắt gây nên.
Mặt khác, tuy không chứa quá nhiều chất dinh dưỡng “khổng lồ” như khoai lang, cải bó xôi hay quả bơ nhưng cà tím cũng chứa một lượng lớn vitamin A, folate và đặc biệt là chất xơ. một phần rất quan trọng của bất kỳ chế độ ăn uống rất tốt cho tiêu hóa, giúp trẻ đi ngoài đều đặn và điều hòa lưu thông khí trong cơ thể.
Cà tím (cà dái dê) có tên khoa học là Solanum melongena, họ cà. Quả dài lòng thòng với hình dáng như tinh hoàn dê đực nên có tên cà dái dê. Gọi tên cà tím là không chính xác vì một vài loại cà khác cũng màu tím. Hơn nữa cà dái dê có hai loài: Quả màu tím và quả màu xanh lợt.
Theo các nhà dinh dưỡng: 100g cà tím sinh 23 calori, có thành phần như sau: 92% nước, 5,5% glucid, 1,3% protein, 220mg kali, 15mg photpho, 12mg manhê, 10ng calci, 15mg lưu huỳnh, 0,5mg sắt, 0,2mg mangan, 0,2mg kẽm, rất ít vitamin. Ruột quả nhiều chất nhày. Vỏ quả có violantine, một chất thuộc nhóm anthocyanosid. Cà tím thường được chế biến các món nướng, xào với dầu ăn, bung, um, xào thịt… khá ngon.
Theo Đông y, cà tím có vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tiêu viêm, thông mật, nhuận tràng, điều hòa tiêu hóa, thông tiểu… Tai của quả cà tím cũng dùng nấu lấy nước uống để chữa ung nhọt, lở loét. Cà tím còn có tác dụng lợi tiểu, nhuận gan, đề phòng xơ vữa động mạch do tác dụng làm giảm cholesterol. Những người đi tiểu ra máu, đại tiện ra máu hay lỵ ra máu, có thể lấy rễ và cuống của quả cà tím nấu lấy nước uống. Khi ăn cà dái dê nên ăn cả vỏ vì villantine ở vỏ quả có tính chống oxy-hoá.